Một số loại mũi khoan và hướng dẫn dùng mũi khoan đúng cách

Ngày nay máy khoan tốc độ cao cầm tay và 1/2″ bộ tuýp 24 chi tiết hệ mét Kingtony 4526MR được sử dụng khá phổ biến tùy vào mục đích sử dụng, mà bạn có thể dễ dàng chọn lựa cho mình một chiếc máy khoan phù hợp. Với những loại máy khoan cầm tay khác nhau thì việc chọn lựa mũi khoan cũng khác nhau. Chúng tôi xin chia sẻ với bạn các loại mũi khoan và cách dùng mũi khoan đúng cách

1. Các loại mũi khoan.
1.1. Phân loại theo chất liệu mũi khoan.
Một mũi khoan thông thường gồm phần thép và phần phủ bên ngoài cụ thể như sau:
A. Phần thép:

   Thép gió HSS : Là loại thép tốc độ cao hay còn gọi là Thép gió chế tạo nên mũi khoan có độ cứng cao khoan dễ dàng với những kim loại cứng lên đến 900N/mm2.

  Thép gió HSS-R : Đây cũng là loại thép giống như thép gió nhưng mũi khoan được chế tạo bằng quy trình cán nóng.

  Thép gió HSS - G : Chất liệu được chế tạo nên mũi khoan tiện bằng máy CNC.

  Thép gió chứa 5% Coban HSSE-Co5 : Loại thép gió cao cấp cấu tạo bên trong chứa 5% Coban, dùng chế tạo nên mũi khoan có độ cứng cao , chịu nhiệt tốt, khoan dễ dàng với những kim loại hợp kim cứng lên tới 1100N/mm2.

  Thép gió chứa 8% Coban HSSE-Co8 : Giống như loại thép HSSE-Co5 nhưng bên trong chứa 8% Coban.

  Tungsten Carbide : Đây là loại thép cao cấp nhất trong ngành chế tạo mũi khoan, được sử dụng làm nên mũi khoan có độ cứng cao nhất, chịu nhiệt tốt với tốc độ khoan cao. Sử dụng phổ biến trong cơ khí chính xác, gia công trên các loại thép cứng.

B. Phần phủ bên ngoài

   Lớp phủ Titanium được sử dụng phổ biến nhất làm tăng tuổi thọ vật liệu lên đến 300-400% so với loại không phủ, giúp tăng độ chịu nhiệt cho vật liệu.

   Lớp phủ Carbon Nitride làm tăng độ cứng cho vật liệu ở cường độ cao, độ dẻo tốt và hệ số ma sát rất thấp, phù hợp cho việc chế tạo mũi khoan , khoan thép có độ cứng cao.

   Lớp phủ Nhôm Titan Nitride có khả năng chống oxi hóa rất tốt , giảm nhiệt cho vật liệu.Thích hợp cho việc khoan những vật liệu cứng mà không cần làm mát.

   Lớp phủ Nhôm Nitride giống như lớp phủ Nhôm Titan giúp vật liệu có khả năng kháng oxi hóa , chịu nhiệt tốt . Phù hợp cho chế tạo mũi khoan để khoan vật liệu cứng mà không cần làm mát.

   Lớp phủ Tecrona là loại lớp phủ cao cấp nhất với hệ số ma sát thấp , giúp tăng tuổi thọ cho những vật liệu có cường độ làm việc trong môi trường cao.
1.2. Phân loại theo loại vật mà mũi khoan tác động lên.
A. Mũi khoan gỗ.


Mũi khoan gỗ


  Mũi khoan gỗ cũng có nhiều loại bạn nên dựa theo nhu cầu mà chọn loại cho phù hợp. Trong trường bí quá có thể dùng mũi khoan sắt cho gỗ cũng được. Dưới đây là một số loại mũi khoan gỗ thường dùng:


Mũi khoan gỗ đầu đinh
                                                               


  Mũi khoan gỗ đầu đinh: Đây là loại hay gặp nhất với đặc điểm là đầu nhỏ như đầu đinh giúp cố định đầu mũi khoan. Cấu tạo tương tự mũi khoan sắt thích hợp cho mọi loại gỗ.

Mũi khoan gỗ xoắn ốc


  Mũi khoan gỗ xoắn ốc: Đầu mũi có ren nhọn cùng thiết kế xoắn ốc loại này giúp khoan sâu hơn và nhanh hơn.

Mũi phay gỗ mái chèo
                                                                             

  Mũi phay gỗ mái chèo: Có chóp nhọn bắt đầu lỗ và lưỡi mái chèo hình lỗ khoan lớn, lỗ rộng. Kích thước được đánh dấu rõ ràng trên khuôn mặt của mái chèo.


  Mũi khoan rút lõi gỗ


B. Mũi khoan sắt.

Mũi khoan sắt


  Loại này thì phân chia theo chất liệu như mình đã nói ở trên. Cấu tạo của mũi cũng khá đa dạng để phù hợp với nhiều chức năng.

C. Mũi khoan bê-tông.

  Loại này gồm nhiều loại nhưng phổ biến đó là mũi khoan rút lõi bê-tông, mũi đục, mũi khoan từ v.v...
   Ngoài ra còn rất rất nhiều loại mũi khoan nữa mà mình không giới thiệu ở đây. Trong quá trình làm việc bạn có thể tìm hiểu thêm ở các tài liệu chuyên dụng.
   Chắc hẳn nhiều bạn thắc mắc là sao mình lại đưa kiến thức này vào bài. Rất đơn giản là bạn muốn sử dụng tốt thì bạn phải biết nó là gì đã chứ.

                                                                       
2. Những lưu ý khi dùng mũi khoan.
2.1. Chọn mũi khoan đúng với mục đích sử dụng.
  Khoan kim loại thì không thể dùng mũi khoan gỗ được rồi, hãy chịu khó đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
2.2. Lắp mũi khoan đủ chặt.
  Điều này rất quan trọng nếu bạn không muốn mũi khoan của bạn bị bể, gãy đặc biệt là với mũi khoan từ hay mũi khoan khoét. Điều này cũng bạn có những lỗ khoan đẹp và ưng ý.
2.3. Dùng đúng chế độ của máy khi khoan, tận dụng tối đa những chức năng mà máy có.
  Không phải ngẫu nhiên mà nhà sản xuất đưa vào thiết bị của họ những chế độ, chức năng khác nhau điều này giúp cho người sử dụng tận dụng được tối đa khả năng của máy tăng tính an toàn và độ tiện lợi. Vì vậy bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để hiểu rõ những gì thuộc về cái máy của mình.
2.4. Làm mát trong quá trình khoan.
  Làm mát là cần thiết khi bạn khoan những chất liệu có độ cứng cao với những mũi khoan đắt tiền. Nếu máy khoan của bạn không có khả năng tự làm mát thì bạn cần phải làm mát cho nó rồi, lưu ý là nếu bạn chỉ cho dung dịch làm mát lên trên thì chưa đủ đâu vì lúc này nó chỉ có tác dụng ở bề mặt thôi, khi khoan các lỗ sâu bạn cần có một hệ thống làm mát có áp lực. Tuy nhiên với nhu cầu trong gia đình thì chắc cũng không cần phức tạp vậy đâu.
2.5. Dùng một lực thích hợp trong quá trình khoan.
  Thích hợp ở đây là bạn phải dùng một lực đều, phù hợp với chất liệu khoan, tốc độ đừng quá chậm cũng đừng nóng vội mà ấn quá mạnh sẽ làm cho tốc độ của máy giảm dễ gây nóng máy.
2.6. Khống chế tốc độ của máy khoan một cách thích hợp.
  Đa phần là chậm lúc bắt đầu sau đó nhanh dần, tùy từng loại mũi khoan và chất liệu mà bạn nên tự rút ra kinh nghiệm cho mình. Các máy khoan bây giờ đa phần đều có nút khóa tốc độ bạn nên tận dụng nó khi phải khoan trong một trong thời gian dài.
2.7. Luôn đảm bảo độ đồng tâm của mũi khoan và trục của máy khoan trong quá trình khoan.
  Nói một cách dễ hiểu là bạn phải giữ cho mũi khoan luôn vuông góc với mặt phẳng cần khoan.
2.8. Khoan nhiều tấm thép cùng lúc đúng cách.
  Đảm bảo khoan xong mỗi tấm thép thì phải lấy hết lõi thép ra nhé.
2.9. Đảm bảo lấy hết lõi thép ra khi khoan nhiều lỗ.
  Máy nào cũng nào cũng có khả năng tống lõi thép hay phôi ra ngoài lỗ khoan nhưng tốt nhất bạn nên tự kiểm tra cho chắc.
2.10. Cố định chắc vật cần khoan.
  Điều này không những giúp bạn có những lỗ khoan đẹp mà còn giúp bạn bảo vệ chính mình trong khi khoan nữa.
3. Bảo trì máy và mũi khoan sau khi sử dụng.
Trước tiên hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ở đây bạn có thể tìm được rất nhiều thông tin hữu ích.
Kiểm tra chổi than định kì và đảm bảo nó không bị mòn quá.
Kiểm tra hệ thống dây dẫn phích cắm trước khi dùng máy, đừng chủ quan.
Dùng nước làm mát mũi khoan trong quá trình khoan giúp tăng tuổi mũi khoan.
Vệ sinh sạch sẽ máy và mũi khoan sau khi dùng.
Không cố sử dụng những mũi khoan đã bị mòn.
  Như vậy bên trên mình đã trình bày một số thủ thuật giúp bạn sử dụng mũi khoan đúng cách mong rằng nó có ích các bạn.

Hi vọng với những chia sẻ hữu ích trên, bạn có thể có thêm những kinh nghiệm bổ ích cho các công việc sửa chữa tại nhà.

Công ty chúng tôi tự hào là nhà phân phối các loại thang nhôm, thiết bị, máy móc công nghiệp, dụng cụ điện, dụng cụ cầm tay chính hãng chất lượng tốt nhất với giá rẻ cùng các chính sách ưu đãi – giao hàng nhanh 1-2h làm việc – bảo hành đảm bảo, khách hàng có thể liên hệ cùng chúng tôi để được tư vấn chuyên sâu về các sản phẩm cũng như chọn cho mình 1 sản phẩm phù hợp nhất với công việc.

Có bán bộ tuýp đa năng giá tốt nhất tại: http://www.kingtony.com.vn/san-pham/12-bo-tuyp-24-chi-tiet-he-met-kingtony-4526mr/
Share on Google Plus

About Admin

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.